Xác thực bột tam thất bắc dựa vào đa hình chiều dài sản phẩm PCR giữa 2 gen lạp thể atpH và atpI (02/09/2020)

Xác thực bột tam thất bắc dựa vào đa hình chiều dài sản phẩm PCR giữa 2 gen lạp thể atpH và atpI

CASE STUDY: Xác thực bột tam thất bắc dựa vào đa hình chiều dài sản phẩm PCR giữa 2 gen lạp thể atpH và atpI

CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THAM GIA THỰC HIỆN

TS. Lê Quang Trung

Viện An toàn Thực phẩm, Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert

Địa chỉ: 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.18291; Website: www.fsi.org.vn;

Fax         : 0243.633.1137 ;  Email : quangtrung@fsi.org.vn

TS, Trần Mỹ Linh, ThS. Nguyễn Chi Mai

Viện Hóa sinh Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Điện thoại: 024.37917053;   Website: http://www.imbc.vast.vn; Fax: 024.3791705;

Địa chỉ: A23, 18, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

TS. Nguyễn Tường Vân

Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Điện thoại: 024 3836 25 99 - Fax:  024 38363144;   Website: https://www.ibt.ac.vn

Địa chỉ: A10, 18, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

ThS. Nguyễn Thi Thanh Huyền

Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Điện thoại: 024.37916281 - Fax: 024.37916283 - Website: http://htd.vn

Địa chỉ: A10, 18, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 2019-2020

TÓM TẮT MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Trong củ tam thất (Panax notoginseng) có chứa các hợp chất saponin thuộc nhóm ginsenoside nên được sử dụng để phòng trị nhiều loại bệnh ở người, bao gồm cả những bệnh nan y như ung thư. Hiện nay, bột củ tam thất bắc đang bị trộn lẫn với bột củ của một số loài tam thất khác như tam thất khương (Stahlianthus involucratus) để giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Trong nghiên cứu này, 12 mẫu bột tam thất bắc, bao gồm 11 mẫu xác thực, 1 mẫu đối chứng dương được xác thực dựa vào kỹ thuật PCR sử dụng cặp mồi atpHF và atpIR để nhân bản đoạn bảo thủ không mã hóa (CNS) giữa gen lạp thể atpH và atpI của 2 loài. Kết quả nhân bản bằng PCR, khẳng định bằng phân tích chủng loại và mức tương đồng về trình tự DNA của sản phẩm PCR cho thấy đoạn CNS dài 1222bp là chỉ thị đặc hiệu cho tam thất bắc và đoạn 1345bp cho tam thất khương. Trên cây chủng loại, đa hình trình tự DNA đoạn 1222bp nhóm trình tự của 11 mẫu bột tam thất bắc xác thực với mẫu đối chứng dương và trình tự tham chiếu của tam thất bắc thành 1 nhánh với khoảng cách di truyền thấp (51-65%), các trình tự này cách xa các trình tự tham chiếu của các loài khác trong chi sâm tới 77%. Trong khi đoạn 1345bp nhóm trình tự của 4 mẫu xác thực và trình tự tham chiếu của tam thất khương thành 1 nhánh khác với khoảng cách di truyền 35-57%. Giữa 2 nhánh có khoảng cách di truyền tới 99%. Mức tương đồng về trình tự DNA đoạn 1222bp giữa 11 mẫu xác thực, mẫu đối chứng dương và mẫu tham chiếu của tam thất bắc cao tới 99,8-100% và mức tương đồng đoạn 1345bp của 4 mẫu  xác thực và mẫu tham chiếu tới 99,9-100%. Như vậy, đa hình chiều dài sản phẩm PCR của đoạn CNS giữa gen atpH và atpI là chỉ thị để xác thực 11 mẫu bột tam thất bắc. Trên agarose gel, 7 mẫu chỉ có 1 sản phẩm PCR dài 1222bp là các mẫu bột tam thất bắc không bị trộn, trong khi 4 mẫu có 2 vạch 1222bp và 1345bp là mẫu bị trộn với bột tam thất khương.  

 FSI

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
21
Tổng truy cập:
5309431