Xác định chỉ tiêu cần thử nghiệm đối với thực phẩm như thế nào? (07/06/2016)

Thử nghiệm chất lượng sản phẩm là công việc không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp. Thử nghiệm giúp các doanh nghiệp chứng minh việc đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm. Thông qua kết quả thử nghiệm với các chỉ tiêu an toàn, doanh nghiệp có thể tự tin cung cấp các sản phẩm chất lượng cho đối tác, người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xác định chỉ tiêu thử nghiệm đối với từng sản phẩm cụ thể theo cơ sở nào, lại là vấn đề khó khăn của nhiều doanh nghiệp.

 

Hình ảnh tại phòng thử nghiệm của VinaCert

Các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động thử nghiệm, phải tuân theo Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. 

Theo đó, điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy (đối với sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật) và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật, gọi tắt là công bố sản phẩm).

Hồ sơ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, bao gồm kết quả thử nghiệm do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận; hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận.

Cụ thể, với hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật, kết quả thử nghiệm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật, kết quả thử nghiệm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn. Nội dung đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm áp dụng cho từng loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định thì áp dụng theo quy định của Codex.

Như vậy, xác định chỉ tiêu thử nghiệm nào phụ thuộc vào sản phẩm đó có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa, và phụ thuộc vào mục đích thử nghiệm của doanh nghiệp như công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng,…

Đối với các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì chỉ tiêu thử nghiệm (chỉ tiêu an toàn) được xây dựng trên:

+ Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm

QCVN 8-1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm

+ QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm

QCVN 8-3:2012/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể.

Đối với các sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật thì chỉ tiêu thử nghiệm phải đáp ứng theo yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đây là yêu cầu bắt buộc. Khi cần làm hồ sơ công bố hợp quy, các doanh nghiệp dựa theo các chỉ tiêu được quy định ở trong quy chuẩn để xác định chỉ tiêu thử nghiệm:

Nước ăn uống, nước sinh hoạt

QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

Nước đá dùng liền

QCVN 10:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền

Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn

QCVN 6-3:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn

QCVN 6-2:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn

QCVN 6-1: 2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai

Sữa và các sản phẩm từ sữa

QCVN 5-5:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men

QCVN 5-4:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa

QCVN 5-3:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat

Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ

QCVN 11-4:2012/BYT - Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

QCVN 11-3:2012/BYT - Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

QCVN 11-2:2012/BYT - Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi

Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm

QCVN 3-6:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm

QCVN 3-5:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm

QCVN 3-4:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm

Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng

QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod

QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với sản phẩm nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường bổ sung vi chất)

Phụ gia thực phẩm

QCVN 4-23:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt

QCVN 4-22:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa

QCVN 4-21:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày

QCVN 4-20:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng

QCVN 4-19:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Enzym

Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

QCVN 12-3:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại

QCVN 12-2:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su

QCVN 12-1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp

QCVN 12-4:2015/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Viện An toàn thực phẩm (FSI) được Bộ Y tế chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy thực phẩm, theo Quyết định số 122/QĐ-BYT.

 

Trần Mến IRC

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
81
Tổng truy cập:
5315237