Dự án Nghiên cứu triển khai xây dựng mô hình áp dụng Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP đối với thủy sản nuôi. (16/05/2014)

Dự án Nghiên cứu triển khai xây dựng mô hình áp dụng Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP đối với thủy sản nuôi.

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu áp dụng VietGAP trong nuôi tôm chân trắng thâm canh tại doanh nghiệp Tân Vân, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nhằm đạt năng suất, sản lượng cao và đảm bảo an toàn thực phẩm

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên: Nguyễn Tử Cương

Học vị, chức danh KH: Kỹ sư thủy sản, chuyên viên cao cấp

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

Tên cơ quan: Trung tâm Chuyển giao công nghệ và dịch vụ thủy sản Việt Nam – FITES

Địa chỉ        : Tầng 3, nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại    : 043.7711715                                   Website    : fitesvietnam.com.vn

Fax             : 043.7711714                                   E-mail       : fitesvietnam@gmail.com                  

THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Thời gian thực hiện dự án: 6 tháng (từ 4/2014 đến 9/2014)

TÍNH CẤP THIẾT

Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm trắng nói riêng ở Việt Nam trong thời gian gần đây gặp rất nhiều khó khăn do sử dụng giống kém chất lượng, dịch bệnh trong nuôi trồng dẫn tới chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm tăng, tỷ lệ hộ thua lỗ nhiều. Nguyên nhân cơ bản là các vùng nuôi hình thành tự phát không tuân thủ dẫn tới quy hoạch bị phá vỡ. Người nuôi đa số là nông dân trình độ học vấn thấp; các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư đã thực hiện các khóa đào tạo về nuôi trồng thủy sản nhưng mang nặng tính lý thuyết chưa lấy học viên (người nuôi trồng) làm trung tâm.Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho đề tài nghiên cứu là xây dựng một mô hình nuôi tôm chân trắng đạt được 3 mục tiêu:

1) Năng suất cao, chi phí thấp, lợi nhuận cao hơn so với trước đây

2) Kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khống chế để mối nguy không xảy ra hoặc nếu xảy ra thì cũng dưới mức giới hạn tối đa cho phép

3) Thực hiện các yêu cầu khác của VietGAP, ví dụ quyền sử dụng đất, quyền nuôi trồng thủy sản, các khía cạnh kinh tế xã hội.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Nghiên cứu biện pháp kiểm soát các loại mối nguy gây mất An toàn bệnh dịch, An toàn môi trường, An toàn thực phẩm và An sinh xã hội tại cơ sở nuôi tôm chân trắng thâm canh thuộc doanh nghiệp tư nhân Tân Vân, nhằm đạt được năng suất, sản lượng cao và đáp ứng các yêu cầu của VietGAP.

NÔI DUNG NGHIÊN CỨU

1) Nghiên cứu Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt ban hành kèm theo Quyết định 1503, Hướng dẫn áp dụng VietGAP trong nuôi tôm chân trắng ban hành kèm theo Quyết định 1617, xác định những chỉ tiêu cần áp dụng cho đối tượng nuôi tôm chân trắng thâm canh.

2) Khảo sát, đánh giá cấu trúc ao đầm và công trình trên bờ (phần cứng), chương trình quản lý hoạt động nuôi tôm (phần mềm) của cơ sở nuôi tôm chân trắng thuộc Doanh nghiệp tư nhân Tân Vân, xác định những mối nguy liên quan đến An toàn bệnh dịch, An toàn môi trường, An toàn thực phẩm và An sinh xã hội có thể xảy ra trong quá trình nuôi tôm và biện pháp kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khống chế để mối nguy không vượt quá giới hạn cho phép.

3) Xây dựng và thực hiện chương trình cải tạo nâng cấp phần cứng nhằm đáp ứng yêu cầu của VietGAP và yêu cầu kiểm soát mối nguy ATBD, ATMT, ATTP, ASXH.

4) Xây dựng quy trình nuôi tôm chân trắng theo nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khống chế mối nguy nhằm đảm bảo tôm thương phẩm an toàn thực phẩm, các chỉ tiêu của VietGAP được thực thi, cơ sở nuôi đạt năng suất, sản lượng cao hơn so với ao đối chứng.

5) Tổ chức đào tạo quy phạm thực hành nuôi thủy sản tốt, quy trình nuôi tôm chân trắng thâm canh theo VietGAP, hướng dẫn kỹ thuật đo kiểm các chỉ tiêu và ghi chép số liệu giám sát.

6) Tổ chức thực hiện quy trình nuôi tôm chân trắng thâm canh tại Doanh nghiệp tư nhân Tân Vân, ghi chép hồ sơ và biểu mẫu giám sát.

7) Tính toán hiệu quả kinh tế

8) Mời tổ chức đánh giá chứng nhận VietGAP tới đánh giá cơ sở nuôi tôm chân trắng Doanh nghiệp tư nhân Tân Vân (Dự kiến mời Vinacert)

9) Viết báo cáo tổng kết đề tài và tổ chức hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài.

 FSI

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
28
Tổng truy cập:
5262163