Nghiên cứu phân tích bổ sung chỉ tiêu chất lượng sản phẩm chỉ dẫn địa lý cho mật ong bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang (26/06/2018)

Nghiên cứu phân tích bổ sung chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 
chỉ dẫn địa lý cho mật ong bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

 

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu phân tích bổ sung chỉ tiêu chất lượng sản phẩm chỉ dẫn địa lý cho mật ong bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang

CẤP ĐỀ TÀI: Cấp tỉnh

NGUỒN KINH PHÍ: UBND tỉnh Hà Giang

MÃ SỐ: 671/HĐ-SKHCN

  

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên: Lê Quang Trung

Học vị: Tiến sỹ sinh học

Điện thoại: 024 3633.1933

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

Tên cơ quan: Viện an toàn thực phẩm

Địa chỉ: 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.18291                                         Website: www.fsi.org.vn

Fax         : 0243.633.1137                                           Email   : info@fsi.org.vn

TỔ CHỨC PHỐI HỢP 1

Tên cơ quan: Trung tâm Kiểm nghiệm, Sở Y tế Hà Giang

Điện thoại: 0219 3868260   Fax: 0219 3863473

Địa chỉ: Tổ 10, Phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang, Hà Giang.

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thị Thúy Hòa

TỔ CHỨC PHỐI HỢP 2

Tên cơ quan: Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang.

Điện thoại: 02193.866.560. Fax: 02193.866.560

Địa chỉ: 63, Lê Quý Đôn, Phường Nguyễn Trãi, Thành Phố Hà Giang, Hà Giang.

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Phan Ngọc Tiến

THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Thời gian thực hiện đề tài: 16 tháng (7/2017-11/2018)

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khả năng kháng khuẩn và chống ô xy hóa của mật ong do 3 nhóm chất 1,2-dicarbonyl, flavonoid và phelonic axit quyết định. Thành phần và hàm lượng các chất của 3 nhóm chất này trong mật ong tùy thuộc vào nguồn hoa và vùng địa lý. Xác định một số chất phổ biến trong nhóm 1,2-dicarbonyl, flavonoid và phelonic axit không chỉ để đánh giá vai trò y học của mật ong và còn sử dụng để truy xuất nguồn gốc mật ong. Là nước nhiệt đới, Việt nam có nghề nuôi ong phát triển với nguồn hoa phong phú cung cấp thức ăn cho ong mật quanh năm. Trong các loại mật ong ở Việt Nam, mật ong bạc hà có giá trị kinh tế cao nhất. Theo giá bán lẻ, mật ong khai thác từ lá keo tai tượng giá bán lẻ khoảng 30-50.000đ/kg, mật càng cua 100-150.000đ/kg, mật hoa nhãn trong mùa khai thác giá 150-200.000đ/kg, mật bạc hà trung bình tới 400-500.000đ/kg. Dù có giá trị kinh tế cao, nhưng đến nay mới chỉ có công bố về một số chỉ tiêu lý hóa như thành phần đường khử, thủy phần…của mật ong bạc hà và chưa có cơ sở khoa học nào ở nước ta cũng như trên thế giới để minh chứng về khả năng kháng khuẩn và chống ô xy hóa của sản phẩm đặc sản này. Trên thực tế ở nước ta, sản lượng mật rẻ tiền chiếm >90% (40-50.000 tấn/năm), nên gian lận thương mại bằng cách trộn mật ong rẻ tiền với mật ong bạc hà đắt tiền để thu lợi nhuận là khó tránh khỏi. Gian lận thương mại có thể là nguy cơ làm giảm hoặc có khi làm mất thương hiệu sản phẩm đặc sản chỉ dẫn địa lý của quốc gia cho Mật ong bạc hà ở Cao nguyên đá Đồng Văn. Xác định hàm lượng các chất kháng khuẩn, các chất chống ô xy hóa trong mật ong cũng như khả năng kháng khuẩn và chống ô xy hóa tổng số của mật ong là giải pháp phù hợp, cấp bách để giải quyết các tồn tại trên nhằm duy trì, phát triển sản phẩm ong Việt Nam, trong đó có mật ong bạc hà ở Cao nguyên Đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.

Trong 3 nhóm chất, MGO và GO trong nhóm 1,2-dicarbonyl được sử dụng để phân biệt khả năng kháng khuẩn của mật ong. Trong khi, một số chất trong nhóm flavonoid và phelonic axit được sử dụng để phân biệt khả năng chống ô xy hóaCác chất này còn được sử dụng như các chỉ thị để truy xuất nguồn gốc các loại mật ong theo nguồn hoa khác nhau và theo các vùng địa lý khác nhau. Các phương pháp như HPLC, LC-MS/MS đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để xác định một số chất phổ biến trong 3 nhóm 1,2-dicarbonyl, flavonoid và phelonic axit trong mật ongĐồng thời các phương pháp truyền thống như xác định vòng kháng khuẩn của mật ong trên đĩa thạch chứa vi khuẩn, xác định hàm lượng Fe2+ và DPPH sau phép thử FRAP và DPPH đã và đang áp dụng hiệu quả để đánh giá khả năng kháng khuẩn và chống ô xy hóa tổng số của các loại mật ong khác nhau.

Ở nước ta, dù chưa có nghiên cứu nào sử dụng các công nghệ trên để xác định vai trò y học của mật ong, nhưng có nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, trong đó có hệ thống phòng thử nghiệm được công nhận quốc tế theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 của Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert, đã có đủ năng lực để xác định chính xác khả năng chống ô xy hóa và kháng khuẩn của mật ong. Kết quả nghiên cứu không chỉ bổ sung thêm một số chỉ tiêu liên quan đến vai trò y học của mật ong bạc hà mà còn là cơ sở để đưa ra chỉ thị truy xuất nguồn gốc mật ong bạc hà, sản phẩm chỉ dẫn địa lý của cao nguyên đá Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Làm rõ hơn tính chất đặc thù của sản phẩm mật ong bạc hà Hà Giang.

- Đưa ra chỉ thị để truy xuất nguồn gốc và đưa ra cơ sở khoa học về giá trị y học của sản phẩm chỉ dẫn địa lý “mật ong bạc hà Mèo Vạc”.

- Bổ sung giá trị y học của mật ong bạc hà vào chỉ tiêu của sản phẩm chỉ dẫn địa lý Mật ong bạc hà Mèo Vạc Hà Giang.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu xác định một số chỉ thị để đánh giá khả năng kháng khuẩn và chống ô xy hóa của mật ong bạc hà Mèo Vạc.

- Nghiên cứu xác định một số chỉ thị để truy xuất nguồn gốc mật ong bạc hà Mèo Vạc.

- Hội thảo khoa học xây dựng hồ sơ bổ xung chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mật ong bạc hà.

FSI
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
44
Tổng truy cập:
5312087