HACCP/ TCVN 5603:2008 - Con đường tiến đến thị trường thế giới (24/06/2014)

HACCP/ TCVN 5603:2008 - Con đường tiến đến thị trường thế giới

Áp dụng các nguyên tắc xây dựng hệ thông phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn HACCP kết hợp với các yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN 5603:2008, các doanh nghiệp Việt Nam có thể vững bước chinh phục thị trường thế giới.

Giới thiệu chung về TCVN 5603:2008

TCVN 5603:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm 2008 thay thế cho TCVN 5603:1998. Đây là tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn của CODEX số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, đưa ra những quy phạm thực hành về nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm đã được thế giới công nhận là cần thiết để đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm.

TCVN 5603:2008 hướng dẫn toàn bộ chu trình thực phẩm từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và chỉ ra cách kiểm tra theo từng giai đoạn của chu trình chế biến, đưa ra khuyến cáo về những cách giải quyết cơ bản, dựa trên HACCP để tăng cường vấn đề an toàn thực phẩm.Tiêu chuẩn nguyên tắc chung này là nền móng vững chắc cho việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cần được áp dụng  cùng với từng qui phạm riêng về thực hành vệ sinh một cách thích hợp và kết hợp với các hướng dẫn về chỉ tiêu sinh vật.

 Vai trò của TCVN 5603:2008 đối với doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, HACCP là một tiêu chuẩn rất quan trọng, ở một số quốc gia nó trở thành bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm, việc áp dụng tiêu chuẩn này vào các quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp tăng cao độ tin cậy đối với sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP đã được đưa vào bắt đầu từ năm 1990, giai đoạn đó chúng ta bắt đầu xuất khẩu thủy hải sản, nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực này buộc phải có chứng nhận HACCP để có thể xuất khẩu thủy sản đến các quốc gia trên thế giới, từ năm 1990 đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, từ thủy sản, chế biến gia súc, gia cầm, đến chế biến các loại nông sản được cấp chứng nhận HACCP.

 Tuy nhiên, HACCP chỉ đưa những nguyên tắc chung, không phải các yêu cầu cụ thể, do đó để có thể được chứng nhận, các doanh nghiệp phải được chứng nhận dựa theo những tiêu chuẩn khác lấy HACCP làm nền tảng áp dụng, trong đó TCVN 5603:2008, tương đương với CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, được CODEX khuyến khích áp dụng là lựa chọn hàng đầu.  Nắm trong tay hệ thống quản lý ATTP đáp ứng được yêu cầu HACCP, TCVN 5603:2008 chính là nắm chiếc chìa khóa để các doanh nghiệp bước vào thị trường quốc tế, cũng như tự tin khẳng định khả năng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất được đặt ra.

Hồng Điệp IRC
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
48
Tổng truy cập:
5333194